Từ thời xa xưa, học một nhạc cụ thành thục đã trở thành mục tiêu và mong muốn của nhiều người. Việc học nhạc thời buổi văn hóa giao thoa, đời sống tinh thần lên ngôi dường như là khao khát rất dễ trở thành hiện thực của bất cứ ai. Và việc học nhạc cũng là xưa không giống nay nhất là phương pháp truyền thụ.
Đại diện cho cách dạy nhạc cổ điển mà thiên tài Mozart được áp dụng và thành danh và cha của nhạc sĩ Mozart cũng có thể đại diện cho một phần giáo viên âm nhạc cổ điển vì ông chính là một thầy giáo dạy nhạc.
Với cách học cổ điển, người học cần học thông thạo nốt nhạc, hợp âm, rồi ráp bài và cả kỹ năng ứng tấu sáng tác. Họ sẽ phải ôm biểu nhạc, đọc và học đi học lại cho tới khi thuộc. Quá trình này rất gian khổ, nhưng cũng mài giũa sự kiên trì đến tuyệt vời cho bất cứ ai, khi chạm đến cửa ngõ của sự ứng tấu, sáng tác.
Dưới phương pháp giáo dục này Mozart bị gọi dậy vào lúc 4-5h sáng để tập đàn, một ngày phải ngồi bên đàn đến 10 tiếng đồng hồ. Kết quả như chúng ta đã thấy, ông có những thành quả đời truyền đời. Nhưng chỉ cần nói tới thời gian mà Mozart phải bỏ ra trong những năm đầu học nhạc thì những thành quả này ông xứng đáng được nhận. Nhưng tôi tự hỏi, đổi lại là chúng ta, chúng ta có cam lòng để con cái học một môn nhạc cụ từ khi còn nhỏ một cách nghiệt ngã như thế trong khi chưa thực sự biết chúng có yêu thích môn nhạc cụ đó không.
Một tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart
Bên cạnh đó, với cách học nhạc cổ điển rất có thể chúng ta chưa kịp thấy bóng dáng của thiên tài âm nhạc thì sự yêu thích âm nhạc trong trẻ đã biến mất, thậm chí là gây ra một nỗi sợ hãi, chán ghét đến không thể cứu trong những tâm hồn non nớt ấy.
Không, thực tế không cần thiết phải học nhạc một cách khắc khổ đến thế khi chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn môn nhạc cụ theo ý thích của con, để động lực cố gắng thuộc về chính con người của trẻ. Trong trường hợp trẻ chưa tự xác định chính xác được ý thích về nhạc cụ thì ba mẹ có thể lựa chọn cho con những chương trình học nhạc có các phương pháp dạy học tích cực.
Những chương trình âm nhạc mới dành cho trẻ hiện tại đang được phổ biến tại Việt Nam được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như Kodaly, Orff Schulwerk với các phương pháp học xướng âm bằng tay, học ứng tác bằng bộ gõ cơ thể Body Percussion, với cách học này bất cứ đứa trẻ nào cũng thích học nhạc.